Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Tóm tắt yêu cầu của chuẩn mực IAS 2 về đánh giá hàng tồn

    • Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2 – Hàng tồn kho quy định về việc xác định và đánh giá hàng tồn kho trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mục đích của IAS 2 là đảm bảo rằng hàng tồn kho được ghi nhận và đánh giá một cách chính xác và phản ánh đầy đủ giá trị thực của chúng.

      Một trong những yêu cầu quan trọng của IAS 2 là việc áp dụng nguyên tắc giá trị gốc hoặc giá trị thực tế để đánh giá hàng tồn kho. Tuy nhiên, IAS 2 cũng yêu cầu rằng nếu giá trị thực tế của hàng tồn kho thấp hơn giá trị gốc, doanh nghiệp phải thực hiện dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này nhằm đảm bảo rằng báo cáo tài chính phản ánh chính xác tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và tránh tình trạng quá tối ưu hoá giá trị hàng tồn kho.

      Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được sử dụng để giảm giá trị của hàng tồn kho xuống mức giá trị thực tế hoặc giá trị thu hồi dự kiến của chúng, tùy thuộc vào điều kiện nào thấp hơn. Điều này giúp làm sạch báo cáo tài chính bằng cách phản ánh chính xác giá trị hàng tồn kho hiện tại và giảm nguy cơ mất mát hoặc giảm giá trị.

Ứng dụng trong chương trình

    • Thực hiện quy trình trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, bao gồm các bước sau:
      – Tạo phiếu yêu cầu đánh giá vật tư;
      – Tạo số liệu đánh giá vật tư;
      – Cập nhật kết quả đánh giá vật tư;
      – Lập bút toán dự phòng giảm giá vật tư;
      – Báo cáo đánh giá vật tư.
    • Đáp ứng các kiểu dữ liệu đánh giá:
      – 1 – Theo vật tư;
      – 2 – Theo kho;
      – 3 – Theo nhóm kho.
    • Báo cáo:
      – Danh sách hàng vật tư chưa đánh giá;
      – Báo cáo kết quả đánh giá vật tư;
      – Báo cáo quá trình trích lập dự phòng giảm giá vật tư.

Hướng dẫn thực hiện – dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Ví dụ giả định sau đây thực hiện đánh giá hàng tồn kho cho 1 mã hàng với số liệu tồn kho tại doanh nghiệp. Người dùng cần thực hiện trước các bước tính giá xuất kho liên quan để có giá trị cuối kỳ của hàng tồn.

Giả sử giá trị tồn kho kỳ đánh giá của hàng tồn là 11 tỷ đồng, hàng đi đường là 1 tỷ đồng.

    • Bước 1: Khai báo các tham số hệ thống có liên quan:

      • Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo ngoại tệ, chọn “Không” để các giải thích sau đây chỉ liên quan tiền hạch toán;
      • Kiểu dữ liệu đánh giá vật tư: chọn “2 – Theo kho”, dữ liệu yêu cầu khi tạo số liệu đánh giá và cập nhật kết quả đánh giá chi tiết theo “Mã vật tư – Mã kho” (người dùng có thể chọn theo vật tư hoặc theo nhóm kho trong các trường hợp khác);
      • Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khai báo tài khoản dự phòng tương ứng cho hàng tồn kho;
      • Tài khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nhập tài khoản chi phí dự phòng giàm giá;
      • Diễn giải ngầm định cho bút toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
      • Diễn giải ngầm định cho bút toán hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
    • Bước 2: Vào chức năng “Khai báo tài khoản dự phòng cho vật tư”

    • Nhập tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng đi đường và sản phẩm dở dang sao cho khác với giá trị đã khai báo cho các tùy chọn trong tham số đã khai báo trong bước 1. Trạng thái nhập “Còn sử dụng”.
    • Bước 3: Khai báo kho đi đường. Vào chức năng “Danh mục kho hàng”:
      Tại kho cần đánh giá cho hàng tồn kho, kiểm tra và bỏ chọn tùy chọn “Hàng đi đường”. Trong kho này, chỉ đánh giá cho hàng tồn kho. Tại kho cần đánh giá cho hàng hàng đi đường, chọn tùy chọn “Hàng đi đường” (dùng cho ví dụ tiếp sau).
    • Bước 4: Nhập dự phòng đầu kỳ.  “Cập nhật dự phòng giảm giá vật tư đầu kỳ“:

Giả sử, dự phòng giảm giá vật tư đầu kỳ” cho vật tư này là 100.000.000.

    • Bước 5: Tạo yêu cầu đánh giá. Vào chức năng “Phiếu yêu cầu đánh giá vật tư”:

    • — Nhập dòng 1 cho hàng tồn kho với mã kho tại doanh nghiệp;
    • –  Nhập dòng 2 cho hàng đi đường với kho đi đường;
    • –  Nhập dòng 3 cho sản phẩm dở dang với mã bộ phận là “Bộ phận/Công đoạn” trong tính giá thành sản phẩm.
  •  
    • Bước 6: Vào chức năng “Tạo số liệu đánh giá vật tư”:  
      • — Nhập ngày yêu cầu từ/đến và số yêu cầu để chọn các phiếu yêu cầu cần thực hiện đánh giá. Bước này sẽ tính toán dữ liệu tồn kho theo sổ sách và tạo sẵn dữ liệu để đánh giá.
        — Nhấn “Nhận”. Nếu chưa có số tính toán của lần gần nhất, nhấn “Tạo số liệu” trên thanh công cụ.
      • Dựa vào thông tin trên “Phiếu yêu cầu đánh giá” đã chọn, số lượng tồn vật tư được tính vào ngày cuối kỳ của yêu cầu. Số liệu được thể hiện cho kho và vật tư như khai báo tham số “Kiểu dữ liệu đánh giá vật tư”. Giá trị thể hiện chỉ theo tiền hạch toán như khai báo tham số “Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo ngoại tệ”.
      • — Người dùng có thể xóa dữ liệu lần tính toán gần nhất thông qua 2 nút “Xóa số liệu” và “Xóa tất”.
      • (Ngày yêu cầu từ/đến ngoài màn hình lọc dữ liệu chỉ dùng để lọc ngày yêu cầu, tính toán dữ liệu tồn kho phụ thuộc kỳ của yêu cầu).
    •  
    • Trong bước này, có thể in biên bản đánh giá. Người dùng có thể chọn in theo 2 tùy chọn: ra bản in như hình trên để dùng cho mục đích cập nhật thủ công kết quả đánh giá (nếu cần) cho bước sau, hoặc tạo tệp bảng tính chứa dữ liệu kết nhập cho bước tiếp theo nếu có nhu cầu kết nhập với số liệu lớn.
    • Với tệp dữ liệu bảng tính vừa được tạo ra từ hệ thống, người dùng thống kê số liệu và tiến hành đánh giá lại giá trị trên tệp sau đó lưu lại trên thư mục do người dùng quản lý.
  •  
    • Bước 7: Vào chức năng “Cập nhật kết quả đánh giá vật tư”: Bước này được thực hiện sau khi đã có được số liệu sổ sách để thực hiện đánh giá, kết quả sẽ được ghi chép và đưa ngược trở lại chương trình thông qua cập nhật thủ công từng dòng kết quả hoặc kết nhập hàng loạt từ tệp số liệu đánh giá đã được kết xuất trong bước trước và đã nhập thêm kết quả đánh giá.
    • Để kết nhập dữ liệu, nhấn “Lấy dữ liệu từ tệp“, chọn tệp (đã nhập số liệu đánh giá) và nhấn “Nhận”. Nếu đã có kết quả lần cập nhật gần nhất, chọn “Kiểu sao chép” là “01 – Chép đè”.
    • Hình sau là mô tả trường hợp đã nhập liệu số liệu đánh giá.
    • Giả sử ban đánh giá xác định mã hàng trên chỉ có giá trị hiện tại là 10 tỷ đồng so với giá trị tồn kho thể hiện trên sổ sách là 11 tỷ đồng. 
    • Bước 8: Tạo các bút toán theo tình huống dữ liệu. Vào chức năng “Bút toán dự phòng giảm giá vật tư“. Trong ví dụ này, số dự phòng giảm giá vật tư đầu kỳ cho vật tư này là 100 tr đồng, giảm giá trị thực tế là 1 tỷ đồng, như vậy chương trình sẽ tạo bút toán trích lập thêm 900 tr đồng như hình mô tả phía dưới..

Trong trường hợp chỉnh sửa số liệu các bước trước, người dùng cần nhấn xử lý “Lấy số liệu…” trên thanh công cụ để tính toán lại theo số liệu mới. Trường hợp cần xóa bút toán đã tính toán trong lần gần nhất, cần nhấn xử lý “Xóa số liệu”. 

Sau khi thực hiện lấy dữ liệu, người dùng có thể tham khảo “Báo cáo quá trình trích lập dự phòng giảm giá vật tư” để kiểm tra tổng quát chi tiết trích lập hay hoàn nhập dự phòng cho các vật tư.

Người dùng có thể xem thông tin chi tiết về bút toán đã được chuẩn bị bằng cách nhấn vào giá trị cột “Tài khoản nợ” của bút toán cần xem.

Bút toán hiện tại chưa được ghi vào các sổ sách tài khoản, người dùng cần nhấn xử lý “Tạo bút toán” để thực hiện ghi sổ. Trường hợp cần xóa bút toán đã ghi sổ, cần nhấn xử lý “Xóa bút toán“.

Sau khi được ghi vào các sổ sách tài khoản, người dùng có thể kiểm tra trong các báo cáo liên quan phát sinh tài khoản. Người dùng có thể in chứng từ tại “In các bút toán tự động”.

    • Bước 9: Chuyển dự phòng sang năm sau. Với các kỳ trong năm chương trình tự tính toán các giá trị dự phòng đầu kỳ, với các năm khác nhau, cần thực hiện chuyển số liệu. Để thực hiện, vào chức năng Chuyển dự phòng giảm giá vật tư sang năm sau“. 

Hướng dẫn thực hiện – dự phòng giảm giá hàng đi đường

Hướng dẫn cho dự phòng giảm giá hàng đi đường tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, người dùng chỉ chú ý các phần khác biệt về giá trị khai báo nếu có dưới đây.

Người dùng cần thực hiện trước các bước tính giá xuất kho liên quan để có giá trị cuối kỳ của hàng tồn.

    • Bước 1:  Khai báo các tham số hệ thống có liên quan. Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, chỉ chú ý khai báo “Tài khoản dự phòng giảm giá hàng đi đường”.
    • Bước 2: Khai báo tài khoản dự phòng cho vật tư: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng nhập tài khoản tương ứng tại “Tk dự phòng hđđ”.
    • Bước 3: Khai báo kho đi đường. Vào chức năng “Danh mục kho hàng”: Tại kho cần đánh giá cho hàng hàng đi đường, chọn tùy chọn “Hàng đi đường”.
    • Bước 4: Nhập dự phòng đầu kỳ: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho nhưng nhập dự phòng đầu kỳ cho loại hàng đi đường (loại 2).
    • Bước 5: Tạo yêu cầu đánh giá: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho.
    • Bước 6: Tạo số liệu đánh giá vật tư. Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng chỉ tạo cho các kho có tính chất “hàng đi đường”.
    • Bước 8: Tạo các bút toán theo tình huống dữ liệu: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng kết quả hạch toán như khai báo “Tài khoản dự phòng giảm giá hàng đi đường”.
    • Bước 9: Chuyển dự phòng sang năm sau: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho.

Hướng dẫn thực hiện – dự phòng giảm giá sản phẩm dở dang

Hướng dẫn cho dự phòng giảm giá sản phẩm dở dang tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho và hàng đi đường, người dùng chỉ chú ý các phần khác biệt về khai báo giá trị và nguồn số liệu.

Người dùng cần thực hiện các bước tính toán liên quan trong phân hệ giá thành sản phẩm để có chi phí dở dang cuối kỳ của sản phẩm.

    • Bước 1: Khai báo các tham số hệ thống có liên quan. Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng chỉ chú ý khai báo “Tài khoản dự phòng giảm giá sản phẩm dở dang”.
    • Bước 2: Khai báo tài khoản dự phòng cho vật tư: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng nhập tài khoản tương ứng tại trường “Tk dự phòng spdd”.
    • Bước 3: Không cần khai báo danh mục kho (do không xét dữ liệu tồn theo kho).
    • Bước 4: Nhập dự phòng đầu kỳ: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng nhập dự phòng đầu kỳ cho loại sản phẩm dở dang (loại 3).
    • Bước 5: Tạo yêu cầu đánh giá: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng không nhập mã kho, mà nhập bộ phận công đoạn tương ứng vào trường “Bộ phận” (nếu có).
    • Bước 6: Tạo số liệu đánh giá vật tư. Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng số liệu không được tính toán từ số liệu hàng tồn kho mà được xét trong số liệu chi phí dở dang cuối kỳ của phân hệ giá thành sản phẩm. Giá trị đánh giá lại (“Thành tiền”) có thể tham chiếu tại “Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm” cột “Cp dd cuối kỳ“.
    • Bước 7: Cập nhật kết quả đánh giá vật tư: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng nhập loại 3 cho mã sản phẩm.
    • Bước 8: Tạo các bút toán theo tình huống dữ liệu: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho, nhưng kết quả hạch toán như khai báo “Tài khoản dự phòng giảm giá sản phẩm dở dang”.
    • Bước 9: Chuyển dự phòng sang năm sau: Tương tự hướng dẫn cho hàng tồn kho.

Lưu ý

    • Theo lập luận, dự phòng giảm giá không theo kho mà chỉ theo mã hàng và loại, nếu có mã hàng tồn ở 2 kho và có yêu cầu đánh giá lại riêng 2 kho thì người dùng có thể tách thành 2 yêu cầu khác nhau.
    • Tại bước 1: (khai báo tài khoản), người dùng chú ý khai báo đúng tài khoản (tài khoản tổng hợp, tài khoản sai hoặc rỗng) để ghi số liệu vào các sổ sách trong bước tạo các bút toán được chính xác. 
    • Tại bước 2: chức năng “Khai báo tài khoản dự phòng cho vật tư“, nếu các tài khoản sử dụng chung cho các đơn vị, vật tư thì không cần khai báo chi tiết tại chức năng này (nếu không được khai báo sẽ xét trong tham số tùy chọn, các tham số “Tài khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho” (đi đường/dở dang) và “Tài khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
    • Tại bước 8: tạo các bút toán theo tình huống dữ liệu, bút toán được tạo ra tùy thuộc vào giá trị đánh giá bao gồm dự phòng lớn hơn giá trị sổ sách hay ngược lại. Lập luận chung là
        • Kết quả với bút toán trích lập thêm nếu giá trị giảm giá do đánh giá lại trong kỳ lớn hơn khoản dự phòng đầu kỳ;
        • Không tạo bút toán nếu giá trị giảm giá do đánh giá lại trong kỳ bằng khoản dự phòng đầu kỳ;
        • Kết quả với bút toán hoàn nhập nếu hàng hóa không bị giảm giá hoặc giảm ít hơn khoản dự phòng đã trích lập do đánh giá lại trong kỳ;
        • Trường hợp có nhập dự phòng giảm giá đầu kỳ, nhưng không còn tồn kho, nghĩa là phải hoàn nhập.
  •  
    • Sau bước 8, người dùng có thể mở lại phiếu yêu cầu đánh giá, nhập các thông tin tại ngăn thông tin “Khác” nếu cần thiết (Căn cứ/Của/Ngày biên bản/Số biên bản/Kết luận). Các thông tin này dùng để thể hiện trên “Biên bản đánh giá lại vật tư” trong chức năng “Báo cáo kết quả đánh giá vật tư”.
    • Tại bước 9: Chuyển dự phòng sang năm sau, do cập nhật dự phòng giảm giá vật tư đầu kỳ có thể nhập cho các năm cùng hoặc sau ngày bắt đầu sử dụng chương trình, nên trong trường hợp người dùng nhập chưa chuyển sang năm sau, nhưng có nhập thủ công cho năm sau, thì các số liệu để chuyển năm (đơn vị, loại tồn kho và vật tư) sẽ không cập nhật lại bản ghi nhập liệu nói trên.
    • Người dùng tham khảo thêm tại hướng dẫn sử dụng chi tiết theo chức năng có liên quan. (Xem “Bài viết liên quan”)
Cập nhật vào 19 Tháng Tư, 2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

0 Shares
Copy link
Powered by Social Snap